Xem xét hoạt động của bảo quản viên

From Meta, a Wikimedia project coordination wiki
This page is a translated version of the page Admin activity review and the translation is 100% complete.
Shortcut:
AAR

Trong một cuộc thảo luận diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013, cộng đồng đã quyết định đặt ra cho các bảo quản viên và một số người dùng có quyền cao cấp khác một thời gian vắng mặt tối đa mà không bị cộng đồng xem xét là hai năm.

Giải thích

Một cuộc kiểm tra về hoạt động của các hành chính viên và bảo quản viên trên tất cả các wiki do các tiếp viên thực hiện (cả về việc sửa đổi lẫn các tác vụ quản trị) đã cho thấy một lượng lớn hành chính viên và bảo quản viên:

  • chưa bao giờ sử dụng các quyền của mình;
  • có thể đã từng sử dụng, nhưng không còn hoạt động trên các wiki mà họ được cấp quyền nữa.

Chính sách

  1. Thời gian tối đa những người dùng có quyền quản trị vắng mặt mà không bị cộng đồng xem xéthai năm.
    Cụ thể hơn, người dùng có các đặc quyền quản trị cao cấp được nói đến trong tài liệu này là các
  2. Vắng mặt (không hoạt động) có nghĩa là những người dùng này không thực hiện sửa đổi hay tác vụ quản trị nào tại wiki mà họ được cấp quyền.
  3. Các tiếp viên sẽ kiểm tra định kỳ mức độ hoạt động của các thành viên được cấp những quyền cao cấp.
    Các cuộc kiểm tra này có thể là thường niên hoặc nửa năm một lần, tuỳ thuộc vào quyết định của từng tiếp viên.
    Quy trình kiểm tra này sẽ được tiến hành trên mọi wiki công khai. Tuy nhiên, các wiki mà tiếp viên sẽ không thực hiện kiểm tra, thông báo và loại bỏ quyền bao gồm:
    • wiki có Hội đồng Trọng tài đang hoạt động, ví dụ như Wikipedia tiếng Anh, bởi các dự án này có thể tự quyết về việc rút quyền các thành viên không hoạt động;
    • wiki có quy trình riêng để kiểm tra thành viên, ví dụ Wikimedia Commons;
    • các wiki đặc biệt do Quỹ Wikimedia chỉ định, trong đó có các wiki kín, các wiki thử nghiệm và các wiki do các chi nhánh của Wikimedia điều hành.
  4. Dưới đây là quy định chung về quy trình liên hệ với các người dùng có quyền quản trị nhưng không hoạt động, phản hồi cần thiết từ những người dùng này trên wiki tương ứng của họ, và quy trình rút quyền.
    Trên các wiki không có quy trình chính thức để kiểm tra những người dùng có quyền quản trị, các tiếp viên hay người được uỷ thác sẽ:
    1. thông báo cho những người dùng có quyền quản trị đã vắng mặt quá thời gian cho phép. Những thông báo như vậy (thông báo về thời hạn vắng mặt tối đa) sẽ được gửi tới trang thảo luận của thành viên trên wiki họ được cấp quyền.
    2. Người dùng được thông báo phải đăng tin nhắn về thời gian vắng mặt tối đa họ nhận được từ các tiếp viên cho cộng đồng địa phương để thảo luận. Nếu cộng đồng quyết định sẽ tự giải quyết những người dùng này, cộng đồng phải liên lạc với các tiếp viên tại trang tin nhắn cho tiếp viên. Người dùng bị xem xết phải cung cấp bằng chứng về những cuộc thảo luận hay biểu quyết này của cộng đồng cho các tiếp viên biết.
    3. Nếu tiếp viên không nhận được phản hồi như trên sau một tháng, họ sẽ trả lời và quyết định hoặc sẽ chuyển vấn đề về cho cộng đồng tại wiki đó thảo luận và xem xét, hoặc sẽ tự mình rút quyền quản trị cao cấp khỏi các tài khoản này. Mục đích của quy trình này là để cho cộng đồng địa phương tự quyết định cách giải quyết nếu họ muốn, các tiếp viên sẽ đáp ứng yêu cầu của họ.

Lưu ý

  1. Một số wiki thuộc Quỹ Wikimedia đã có quy trình xem xét hoạt động của các người dùng được cấp quyền quản trị cao cấp. Ví dụ về những quy trình này là:
    • mức độ hoạt động tối thiểu theo số sửa đổi hoặc số tác vụ quản trị
    • thời gian vắng mặt tối đa
    • quy trình rút quyền
    • quy trình xác minh
  2. Hầu hết các wiki như vậy thường áp dụng thời gian mười hai tháng để kiểm soát mức độ hoạt động của các thành viên có quyền quản trị.
  3. Quy định này không phủ nhận tính hợp pháp của các quy trình kiểm tra đã có sẵn tại các cộng đồng wiki địa phương, nhất là khi cộng đồng địa phương có những quy định chặt chẽ hơn. Ví dụ, các tiếp viên được Quỹ Wikimedia toàn cầu kiểm tra định kỳ; còn các kiểm định viêngiám sát viên phải chịu những quy định và yêu cầu chặt chẽ hơn khi vắng mặt.