Wikimedia Foundation elections/Board elections/2011/vi

From Meta, a Wikimedia project coordination wiki
Cuộc bầu cử đã kết thúc vào ngày 12 tháng 6 năm 2011. Các phiếu mới sẽ không được chấp nhận.
Kết quả đã được công bố vào ngày 17 tháng 6 năm 2011.
Bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2011
Tổ chức

Cuộc bầu cử Hội đồng Quản trị năm 2011 sẽ diễn ra từ ngày 29 tháng 5 đến 12 tháng 6 năm 2011. Các thành viên của cộng đồng Wikimedia sẽ có cơ hội để bầu ra ba ứng cử viên cho nhiệm kỳ hai năm, mãn nhiệm vào năm 2013. Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Wikimedia Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận theo điều khoản 501(c)(3) đã đăng ký tại Hoa Kỳ. Wikimedia Foundation điều hành nhiều dự án khác nhau như WikipediaCommons.

Cuộc bầu cử này được tổ chức một cách an toàn trên các máy chủ của SPI. Các phiếu bầu được bảo đảm bí mật, và không một ai - từ Ủy ban Bầu cử, Hội đồng Quản trị, hay bất kì người nào khác không có mối liên hệ với SPI - được quyền xem xét chúng. Chỉ có một số ít người được lựa chọn là có thể xem để tính toán và kiểm phiếu (ban bầu cử). Những người bỏ phiếu sẽ đưa ra mức độ ưu tiên của mình bằng cách đánh số thứ tự ứng cử viên. Các phiếu này sẽ được kiểm bằng phương pháp Schulze để sắp thứ hạng cho ứng cử viên dựa trên số lượng người bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên đó hơn các ứng cử viên khác.

Ủy ban Bầu cử sẽ công bố kết quả vào (hoặc) trước ngày 15 tháng 6. Kết quả chi tiết cũng sẽ được cung cấp.

Thông tin cho người bỏ phiếu[edit]

Điều kiện bỏ phiếu[edit]

Biên tập viên

Bạn có thể bỏ phiếu từ một tài khoản đã đăng ký bất kỳ mà bạn sở hữu trên một wiki của Wikimedia (và một lần duy nhất, bất kể bạn có bao nhiêu tài khoản). Để được xem là đủ tư cách, tài khoản đó phải:

  • không bị cấm tại nhiều hơn một dự án; và
  • không bị cấm tại dự án mà bạn đang bỏ phiếu; và
  • không phải là bot; và
  • đã thực hiện ít nhất 300 sửa đổi từ trước ngày 15 tháng 4 năm 2011 trên tất cả các wiki của Wikimedia (những sửa đổi trên nhiều wiki khác nhau có thể được hợp nhất lại nếu trước đó tài khoản của bạn đã được thống nhất trên toàn hệ thống); và
  • đã thực hiện ít nhất 20 sửa đổi từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến 15 tháng 5 năm 2011.
Phát triển viên

Phát triển viên sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ:

  • là các quản trị hệ thống máy chủ Wikimedia có quyền truy cập vào trình dòng lệnh; hoặc
  • có quyền sửa đổi mã nguồn và đã thực hiện ít nhất một sửa đổi từ ngày 15 tháng 5 năm 2010 đến 15 tháng 5 năm 2011.
Nhân viên và nhân viên hợp đồng

Nhân viên và nhân viên hợp đồng của Wikimedia Foundation sẽ đủ điều kiện bỏ phiếu nếu họ đã làm việc cho Quỹ từ ngày 15 tháng 2 năm 2011 đến 15 tháng 5 năm 2011.

Thành viên Hội đồng và thành viên Ban cố vấn

Thành viên đương nhiệm và cựu thành viên của Hội đồng Quản trịBan cố vấn đều đủ điều kiện bỏ phiếu.

Cách bỏ phiếu[edit]

Nếu bạn đã đủ điều kiện bỏ phiếu:

  1. Đọc bài thuyết trình của các ứng cử viên và quyết định xem bạn sẽ ủng hộ ai.
  2. Đến trang wiki "Special:Securepoll" tại một wiki mà bạn đủ điều kiện bầu cử. Ví dụ: nếu bạn hoạt động tích cực nhất trong meta.wikimedia.org, hãy vào meta.wikimedia.org/wiki/Special:Securepoll.
  3. Làm theo các hướng dẫn ở trang đó.

Thông tin cho ứng cử viên[edit]

Vai trò và trách nhiệm của một thành viên thuộc Hội đồng[edit]

Lấy từ board manual

Hội đồng Quản trị là cơ quan chủ quản của Wikimedia Foundation. Trách nhiệm của Hội đồng bao gồm:

  • xác định nhiệm vụ, mục tiêu, các kế hoạch dài hạn và các chính sách cấp cao của WMF và các dự án trực thuộc
  • chọn Giám đốc điều hành của WMF, người giám sát hoạt động hàng ngày, và đánh giá hiệu quả mà anh/chị ta đã thực hiện
  • đảm bảo tính bền vững của tổ chức bằng cách xác định một số nguồn thu độc lập
  • thông báo về phương hướng và các hoạt động của WMF đến cộng đồng
  • giám sát các nhân viên thanh toán, ngân sách, và chương trình
  • giữ tính thanh liêm pháp luật và đạo lý
  • tuyển thêm và làm quen các quản trị viên mới
  • giải thích mục tiêu của WMF ra công chúng

Trách nhiệm của Hội đồng không bao gồm:

  • can thiệp vào những hoạt động hằng ngày, trừ trường hợp khẩn cấp
  • đặt quy định nội dung ở cấp dự án Wikimedia
  • giải quyết các mâu thuẫn bình thường giữa cộng đồng
  • tình nguyện trong các lĩnh vực cụ thể của những công việc mà tổ chức WMF làm thường xuyên

Đặc điểm của những quản trị viên làm việc có hiệu quả:

  • Chiến lược – ví dụ: để định xu hướng dài hạn
  • Chu đáo – ví dụ: để suy nghĩ thấu đáo trong những vấn đề gây tranh cãi
  • Tính thanh liêm cao – ví dụ: để đặt lợi ích của Quỹ lên trên cả lợi ích cá nhân hay các thành phần cụ thể
  • Phản ứng nhanh chóng – ví dụ: để gửi yêu cầu của những quản trị viên khác qua thư điện tử
  • Hoàn thành vai trò – ví dụ: để hoàn thành những công việc được nhận từ Ủy ban như đã cam kết
  • Tôn trọng – ví dụ: để lắng nghe cẩn thận quan điểm của quản trị viên khác ngay cả khi bản thân không đồng ý với họ
  • Cộng tác – ví dụ: để hoàn thành công việc của Hội đồng cùng với các quản trị viên khác và Giám đốc điều hành

Điều kiện tiên quyết để ứng cử[edit]

Các tiêu chuẩn để đủ điều kiện trở thành ứng cử viên giống như cử tri (xem ở trên), nhưng có những điều kiện bổ sung sau đây:

  • bạn phải công khai tên thật của bạn trong bài phát biểu tranh cử của bạn (vì danh tính của các thành viên Hội đồng là vấn đề công khai, không thể giữ vị trí trong Hội đồng Quản trị một cách ẩn danh hoặc dưới một tên giả); và
  • phải ít nhất 18 tuổi và đã đủ tuổi hợp pháp tại quốc gia của bạn; và
  • gửi tài liệu chứng minh danh tính của bạn cho Wikimedia Foundation (xem ở dưới).

Làm cách nào để nộp đơn ứng cử[edit]

Nếu bạn đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn ứng cử bằng cách:

  1. Viết một tóm tắt cô đọng không dài hơn 1200 chữ ghi rõ điều bạn sẽ làm nếu bạn được chọn vào Hội đồng Quản trị, những quan điểm và kinh nghiệm tương ứng, và bất kỳ điều gì khác mà bạn nghĩ là thích hợp. Bạn không được sử dụng tóm lược ứng cử viên của mình để liên kết đến danh sách các trang chứng thực hoặc các trang nền tảng khác, và không được liên danh với các ứng cử viên khác.
  2. Gửi lời tóm lược của bạn từ lúc 00:00 ngày 2 tháng 5 năm 2011 (UTC) đến 23:59 ngày 22 tháng 5 năm 2011 (UTC). Sau ngày 22 tháng 5, trang này không được phép thay đổi trừ phi cần chỉnh sửa nhỏ (chẳng hạn lỗi chính tả) hoặc biên dịch. Bất kỳ thứ gì được thêm vào sau hạn chót này sẽ bị đóng dấu thời gian và xuất hiện tách biệt khỏi tóm tắt gốc, và chỉ được xuất hiện để những người bỏ phiếu thấy nếu chúng được dịch sang tất cả các ngôn ngữ như tóm tắt gốc. Bạn nên lưu ý gửi bài phát biểu càng sớm để càng có nhiều bản dịch hơn, và những bài phát biểu ứng cử được gửi vào (hoặc) gần ngày hết hạn có thể sẽ không được dịch.
  3. Gửi bằng chứng nhân thân của bạn cho Wikimedia Foundation trước ngày 22 tháng 5. Một ủy viên của Ủy ban Bầu cử sẽ liên lạc với bạn để thông báo thêm việc thỏa mãn yêu cầu này khi bạn tự ứng cử mình.

Các ứng cử viên không thực hiện đúng các yêu cầu trên và không đúng thời hạn sẽ bị loại.

Công tác tổ chức[edit]

Thời gian biểu[edit]

  • 5 tháng 4 – 2 tháng 5 năm 2011: giai đoạn biên dịch chính
  • 2–22 tháng 5 năm 2011: nộp đơn ứng cử
  • 22 tháng 5 năm 2011: hạn chót gửi chứng minh nhân thân (nộp trễ hoặc thiếu sẽ bị loại).
  • 29 tháng 5 – 12 tháng 6 năm 2011: tiến hành bầu cử
  • 13–15 tháng 6 năm 2011: kiểm phiếu
  • 15-20 tháng 6 năm 2011: công bố kết quả

Biên dịch viên[edit]

Để đảm bảo có nhiều cộng đồng Wikimedia tham dự vào cuộc bầu cử này, việc dịch thuật các thông báo bỏ phiếu và các bài phát biểu của ứng cử viên sang nhiều ngôn ngữ là rất quan trọng. Để hỗ trợ dịch thuật, mời xem trang biên dịch.