Thư viện Wikipedia
Thư viện Wikipedia giúp các biên tập viên truy cập vào những nguồn thông tin đáng tin cậy để góp phần cải thiện nội dung của Wikipedia.
Chúng tôi cũng giúp các chuyên gia kiến thức chia sẻ bộ sưu tập của họ với công chúng.
Tiếng Ả Rập • Tiếng Bangla • Tiếng Catalan • Tiếng Hy Lạp • Tiếng Anh • Tiếng Tây Ban Nha • Tiếng Ba Tư • Tiếng Phần Lan • Tiếng Pháp • Tiếng Hindi • Tiếng Do Thái • Tiếng Kurd • Tiếng Na Uy • Tiếng Ba Lan • Tiếng Bồ Đào Nha • Simple English • Tiếng Sindhi • Tiếng Thụy Điển • Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ • Tiếng Ucraina • Tiếng Việt • Tiếng Yoruba • Tiếng Trung
Giới thiệu về thư viện
Thư viện Wikipedia là một trung tâm nghiên cứu mở quy mô lớn, là nơi để các biên tập viên tích cực của Wikipedia có thể truy cập vào những nguồn thông tin đáng tin cậy quan trọng mà họ cần trong công việc cũng như sử dụng các tài nguyên đó để cải thiện bách khoa toàn thư của chúng ta. Mục tiêu của chúng tôi là giúp các bạn truy cập và sử dụng những nguồn tư liệu đó miễn phí, dễ dàng, mang tính cộng tác và hiệu quả.
Thư viện Wikipedia được vận hành bởi một nhóm nhân viên và tình nguyện viên của Quỹ Wikimedia. Chúng tôi vận hành theo quy tắc vệ tinh và tổ chức theo cộng đồng: chúng tôi điều hành dự án tổng thể nhưng đồng thời làm việc với các điều phối viên ở các dự án Wikipedia cục bộ để giúp từng cộng đồng thiết lập những thư viện của riêng họ.
Kết nối với chúng tôi
Thư điện tử: wikipedialibrary
wikimedia.org •
Tài khoản Twitter: @wikilibrary •
Tài khoản Facebook: The Wikipedia Library •
Danh sách thư: Wikipedia-Library •
irc: #wikipedia-library
Mục tiêu của chúng tôi
Cộng tác để cung cấp truy cập miễn phí tới các tài nguyên xuất bản, cơ sở dữ liệu, trường đại học và thư viện yêu cầu trả phí.
Đơn giản hóa việc nghiên cứu của các thành viên Wikipedia, giúp các biên tập viên tìm và sử dụng các nguồn thông tin
Xây dựng các mối quan hệ trong cộng đồng các biên tập viên, thư viện và quản lý thư viện
Kết nối các biên tập viên với thư viện cục bộ của họ để truy cập các nguồn tài nguyên miễn phí
Quảng bá rộng rãi hơn quyền truy cập mở trong xuất bản và nghiên cứu
Chúng tôi làm gì
Truy cập các ấn phẩm tạp chí: Chúng tôi sắp xếp quyền truy cập các ấn phẩm tạp chí và người dùng có thể đăng ký để có được những quyền truy cập ấy.
Mua sách: Chúng tôi giúp các biên tập viên mua sách để giúp họ nghiên cứu.
Viếng thăm các học giả: Chúng tôi cấp cho các biên tập viên quyền của của nghiên cứu viên các trường đại học để truy cập tới một bộ sưu tập thư viện trực tuyến.
Chia sẻ nguồn thông tin: Chúng tôi tạo ra các trang chia sẻ tài nguyên mà ở đó các biên tập viên có thể yêu cầu nguồn tin từ các biên tập viên khác.
Bàn tham khảo: Chúng tôi hỗ trợ thành lập các bàn tham khảo để các biên tập viên đặt những câu hỏi mang tính nghiên cứu và nhận được sự giúp đỡ và câu trả lời.
Kỹ năng nghiên cứu: Chúng tôi giúp các độc giả và biên tập viên học được cách nghiên cứu cùng và cho Wikipedia.
Công cụ: Chúng tôi xây dựng các công cụ nghiên cứu giúp các biên tập viên thực hiện công việc nghiên cứu và kết nối tới các nguồn
Bạn có thể tham gia như thế nào
Thiết lập chi nhánh cục bộ: Chúng tôi hỗ trợ cộng đồng của bạn thiết lập Thư viện Wikipedia của riêng họ. Hãy liên hệ với chúng tôi!
Trở thành một điều phối viên: Làm việc trong nhóm của chúng tôi trong các lĩnh vực kế toán, cộng tác, tham khảo, đo đạc, truyền thông, ngoại tuyến và hỗ trợ kỹ thuật.
Giúp thư viện của bạn tham gia: Khám phá các lựa chọn của chúng tôi để tham gia như một thư viện
Liên kết với các nhà tài trợ bên ngoài: Chúng tôi muốn liên hệ với rất nhiều nhà xuất bản và những nhà tài trợ tiềm năng và cần nhiều người chia sẻ công việc này. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ của bạn.
Giúp chúng tôi với các dự án kỹ thuật: Giúp hoàn chỉnh các công cụ kỹ thuật, nhiệm vụ, và những thay đổi để cải thiện nghiên cứu về các dự án của Wikimedia.
Đọc tin tức: Đọc và cập nhật các hoạt động hiện tại và sắp tới của chúng tôi.
“ | Thư viện của tôi đủ to như của một công tước. |
” |
— William Shakespeare |
“ | Tôi luôn mường tượng ra rằng Thiên đường cũng như một loại thư viện vậy. |
” |
— Jorge Luis Borges |
“ | Mọi người có thể mất mạng tại các thư viện. Họ cần phải được cảnh báo. |
” |
— Saul Bellow |
“ | Điều duy nhất bạn buộc phải biết, đó là thư viện nằm ở đâu. | ” |
— Albert Einstein |
“
|
Bạn có thể xây một nghìn tòa lâu đài, một nghìn nhà thờ, bạn vẫn chưa là gì; bạn xây một thư viện, bạn là tất cả! |
”
|
— Mehmet Murat ildan. |